Việt Nam mua tàu ngầm của Nga: thông điệp cho Trung Quốc?
2009-05-11
Vào khi người dân Việt trong ngoài nước bày tỏ bằng mọi cách có thể được nỗi bất bình trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh với Hà nội, thì Việt Nam quyết định mua của Nga một hạm đội tầu ngầm loại tối tân.
AFP PHOTO
Thị trấn biên giới Lạng Sơn, dọc theo sông Kỳ Cung, được xây dựng lại 30 năm sau khi Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam vào tháng 2-1979.
FOX News của Hoa kỳ vừa đăng bài bình luận của Joseph Adams về chuyện này. Nguyễn An tóm lược.
Đặt mua 6 tàu ngầm
Hạm đội tàu ngầm mà Việt Nam vừa đặt mua bao gồm sáu chiếc tấn công loại nhỏ, nhưng tối tân do chúng hoạt động rất êm. Vì đặc tính rất khó bị phát hiện này, mà chúng được mệnh danh là “lỗ đen”.
Giới chuyên gia về chính sách đối ngoại nói là ở Việt Nam, biểu hiện của dân tộc tính là sự chống đối Trung quốc, và việc mua tàu ngầm là dấu hiệu mới nhất cho thấy 87 triệu người Việt quả là có quan ngại về tình hình “Hán hóa.”
Một giáo sư về ngoại giao ở đại học Virginia, ông Brantly Womack nhận xét rằng, mặc dù nhà nước Việt Nam muốn quan hệ bình thường với Trung quốc, nhưng không một người Việt Nam nào lại yên tâm về người láng giềng khổng lồ ở phương bắc. Hơn nữa, nói chung, muốn biết một người Việt Nam có thực sự yêu nước hay không, thì cứ việc xem họ có thực sự chống lại Trung quốc hay không.
Giá mua hạm đội tàu ngầm tối tân này là 1,8 tỷ đô la Mỹ. So với ngân sách quốc phòng hàng năm của Việt Nam là 3,6 tỷ, theo số liệu của tạp chí tình báo Jane’s intelligence review, thì số tiền ấy chiếm một nửa. Điều đó cho thấy quyết định mua này quan trọng thế nào đối với một quốc gia tuy nhỏ, nhưng có truyền thống chiến đấu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về hậu quả của dự án bautite Tây Nguyên. AFP PHOTO Giáo sư Womack nhấn mạnh rằng mặc dù đây không hẳn là một cuộc chạy đua vũ trang, nhưng rõ ràng vẫn là một sự đáp trả với việc Trung quốc đang xây dựng lực lượng, trong đó có căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam, ngay ngoài khơi Việt Nam.
An ninh quốc gia
Sự chống đối ấy đã hòa nhập với việc xẩy ra trong vài tuần qua, khi người dân Việt Nam phản đối những dự án công nghiệp của Trung quốc mà họ cho là có thể phá hủy cao nguyên Trung phần của đất nước.
Việt Nam có trữ lượng quặng bauxite lớn hàng đầu thế giới. Đây là nguyên liệu dùng để chế biến thành Alumium, vốn là thứ mà Trung quốc cần cho công nghiệp xây dựng đang rất thiếu nguyên liệu của họ.
Mới đây, khi nhà nước Việt Nam quyết định cho phép tập đoàn Alumium Trung quốc khai thác quặng bauxite, đã có những phản đối rầm rộ chẳng những để bảo vệ môi trường, mà còn vì e ngại sự gia tăng ảnh hưởng của Trung quốc đối với vùng đất này nữa.
Một khuôn mặt nổi của Việt Nam thời chiến, đại tướng Võ Nguyên Giáp đang dẫn đầu phong trào phản đối này. Tháng trước, ông đã gửi một lá thư ngỏ đến các nhà lãnh đạo để chính thức phản đối việc khai thác mỏ, và thứ năm vừa rồi, ông lại nhắc lại ý ấy với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi phái đoàn chính phủ đến chúc thọ ông.
Theo hãng thông tấn Reuters, thì tướng Giáp nói với thủ tướng Dũng rằng, Tây Nguyên là một khu vực quan trọng về an ninh và quốc phòng đối với đất nước cũng như đối với toàn Đông dương.
Một số nhà bình luận nói rằng căng thẳng giữa Việt Nam và Trung quốc từ xưa đến nay thì cứ lúc tăng lúc giảm, và tình hình hiện nay thì cũng không có gì là căng thẳng hơn. Ngay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng đưa đến một số tranh cãi giữa hai nước, nhất là về vấn đề tranh nhau thu hút đầu tư nước ngoài.
Một nhà nghiên cứu về chính sách ngoại giao ở viện Brookings Hoa kỳ là ông Ken Lierberthal nhận định là theo ông, thì hiện không có dấu hiệu nào cho thấy có sự chuyển đổi căn bản từ thân hữu sang chống đối giữa hai nước. Giữa hai nước luôn luôn có một giới hạn cho lòng tin tưởng lẫn nhau.
Thông điệp cho Bắc Kinh?
Hai quốc gia từng đấu tranh với nhau trong 3.000 năm. Mới đây nhất là vào năm 1979, khi hai quân đội đụng độ nhau trong một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu, với cả chục ngàn người chết. Hai quốc gia từng sát cánh bên nhau trong cuộc chiến chống lại thực dân Pháp, rồi đồng minh Hoa kỳ của miền Nam bỗng xa cách nhau khi Việt Nam thống nhất đất nước và kết thân hơn với Liên Xô vào cuối những năm 1970.
Vẫn theo chuyên gia Ken Lierberthal, thì cái rắc rối thực sự giữa hai nước Việt Trung có thể nằm ở tương lai, liên quan đến việc tranh chấp về nguồn nước. Hiện nay Trung quốc tiếp tục xây đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông, vốn được coi là mạch máu của miền Nam Việt Nam cũng như của những nước mà con sông này chảy qua trên chiều dài hơn 4000km của nó, mặc dù phát xuất từ Trung quốc.
Ông Ken Lierberthal nhấn mạnh rằng, việc Trung quốc xây đập ảnh hưởng đến dòng sông Mê kông. Nếu nói chuyện thắng thua thì phải nói là Trung quốc ở vị thế thắng hoàn toàn, còn các nước khác ở Đông Nam Á thì ở vị thế hoàn toàn thua.
Hai quốc gia cũng tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông, vốn là nơi được coi là có trữ lượng dầu hỏa phong phú.
Theo các chuyên gia quốc phòng, thì những tàu ngầm Việt Nam vừa đặt mua của Nga thuộc loại tấn công. Chúng có thể giúp Việt Nam bảo vệ vùng lãnh hải đã tuyên bố chủ quyền trên biển Đông cũng như chính bờ biển của mình. Tuy nhiên, các giới chức Hoa kỳ lại không chịu bình luận gì về việc mua bán này.
Copyright
1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
In bản tin này Email bản tin này
Những công cụ trợ giúp
Email bản tin này
Đăng ký bản tin
In bản tin này
Chia sẻ bài này
Tin, bài liên quan
Việt Nam cần làm gì để ứng phó với Trung Quốc?
Có dấu hiệu của một vụ án hình sự?
Trao nhượng chủ quyền trên Internet?
Những diễn tiến mới trong quan hệ Việt–Trung
Nguy cơ Trung Quốc đối với Việt Nam?
"Thước núi, tấc sông"
Tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông
Trung Quốc đầu tư xây dựng nhà máy điện ở Bình Thụân
Bức thư một người lính