Kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Nhật để đứng thứ 2 trên thế giới. Kinh tế Trung Quốc như vậy đã có được thành quả sau 3 thập kỷ tăng trưởng mạnh, hàng trăm triệu người thoát khỏi tình trạng đói nghèo.
Tùy thuộc vào biến động tỷ giá, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới vào khoảng năm 2025 (theo dự báo của Ngân hàng Thế giới và Goldman Sachs).
Năm 2009, kinh tế Trung Quốc đã gần vượt qua Nhật và vì thế lần này khi thông tin được công bố, thị trường cũng không quá ngạc nhiên.
Ông Yi Gang, quan chức cao cấp về vấn đề tiền tệ của Trung Quốc, cũng đã đề cập đến bước ngoặt này trong báo cáo công bố ngày thứ Sáu.
Trong bài phát biểu ngày thứ Sáu, ông Yi nói: “Kinh tế Trung Quốc như vậy đã là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là nước đang phát triển và chúng ta cần phải đủ khôn ngoan để biết chúng ta.”
Ông Yi đã trả lời như trên khi được hỏi về việc khi nào đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền quốc tế.
Việc vượt qua kinh tế Nhật để đứng thứ 2 trên thế giới đã thành hiện thực đối với kinh tế Trung Quốc, tuy nhiên cần chú ý đến việc thu nhập bình quân đầu người tại Trung Quốc hiện ở mức 3.800USD/người chỉ bằng phần nhỏ nếu so với thu nhập bình quân đầu người của Nhật hay Mỹ.
Đà phục hồi có thể được duy trì?
Theo ông Yi, so với cùng kỳ năm 2009, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 11,1% trong quý 1/2010. Tốc độ tăng trưởng cả năm 2010 có thể khoảng hơn 9%.
Từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế vào năm 1978, tăng trưởng GDP hàng năm liên tục đạt 9,5%/năm. Thế nhưng tốc độ đó sẽ chậm theo thời gian.
Nếu Trung Quốc có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế 7% đến 8%/năm, kinh tế Trung Quốc vẫn là nền kinh tế tăng trưởng mạnh. Vấn đề ở chỗ là liệu Trung Quốc có duy trì được tốc độ này hay không bởi nước này đang phải đương đầu với rất nhiều vấn đề chứ không chỉ bởi rắc rối với môi trường.
Trong đánh giá mới nhất gây nhiều tranh cãi từ Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), Trung Quốc đã vượt Mỹ và trở thành nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới.
Ông Yi nói nếu Trung Quốc có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng 5% đến 6%/năm trong thập niên 2020, kinh tế Trung Quốc như vậy tăng trưởng được 50 năm liên tiếp – điều chưa từng có trong lịch sử loài người.
Đồng nhân dân tệ sẽ không tăng giá mạnh
Trung Quốc đã khuyến khích sử dụng đồng nhân tệ ở bên ngoài biên giới nước này, cho phép thêm hoạt động thương mại được thực hiện bằng đồng nhân dân tệ, ngoài ra nước này còn đưa ra thêm biện pháp để đưa Hồng Kông thành địa điểm mà đồng nhân dân tệ có thể lưu thông tự do hơn.
Tuy nhiên ông Yi nói: “Không nên nghĩ rằng khi người ta nói nhiều về đồng nhân dân tệ thì đồng tiền có thể trở thành đồng tiền dự trữ. Khả năng đó còn lâu mới xảy ra.”
Ông cho rằng kỳ vọng đồng nhân dân tệ mạnh cũng đã giảm.
Ông khẳng định không có cơ sở nào để nâng giá đồng nhân dân tệ bởi tỷ giá đồng tiền này đã ổn định trong suốt thập kỷ qua.
Ông nói: “Giá trị của đồng nhân dân tệ đã tiến gần hơn đến mức cân bằng so với 10 năm trước.”
Những tuyên bố của ông Yi sẽ không được lòng các nhà hoạch định chính sách tại Mỹ, một nhóm chính trị gia có kế hoạch tổ chức phiên điều trần vào ngày 16/09/2010 để quyết định liệu chính phủ Mỹ có cần hành động để can thiệp vào vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ.
Ngày 19/06/2010, Trung Quốc đã bỏ chế độ neo tỷ giá đồng nhân dân tệ vào đồng USD kéo dài suốt 23 tháng. Từ đó đến nay, đồng nhân dân tệ tăng giá 0,8% so với đồng USD.
Trung Quốc hiện có dự trữ ngoại tệ đạt 2,45 nghìn tỷ USD và sẽ vẫn giữ quan điểm nắm giữ nhiều loại tiền tệ và tài sản khác nhau.
Ngọc Diệp
Theo Reuters