Thế thường người ai cũng tốt, ai cũng giỏi, ai cũng hơn mình, thì lúc đó mình thấy cần nhập cuộc với họ, để được hay được tốt, được tiến bộ, lúc đó tâm yêu đời phát khởi. Quan niêm yêu đời hay chán đời gốc từ chỗ thấy người tốt hay thấy người xấu mà ra. Thoạt nghe qua thấy hơi thế gian, nhưng đó là tinh thần tích cực của người tu Phật chân chính và tinh thần tiêu cực của người mới học đạo.
Vậy chúnh ta nên nhìn đời thế nào để không buồn chán, để không muốn tự tử, để vui sống ?
Đa số chúng ta với cặp mắt quen nhìn ta ngoài, ít nhớ ngó lại mình; nó có đặc điểm là thấy bên ngoài mà không thấy mình. Bởi vậy lúc nào cũng thấy người này có khuyết điểm này, người kia có khuyết điểm kia, mình nhìn ai, ai cũng có khuyết điểm cả, còn mình thì không thấy lỗi nên nghĩ mình tốt. Người khác cũng vậy, họ cũng thấy mình xấu luôn, chỉ một mình họ tốt. Mọi người sống đều hướng ra ngoài, khi thấy thì thấy cái khuyết nhiều hơn cái ưu và cái xấu của người mình nhớ mãi, cái tốt của người mình lại mau quên. Ngược lại cái xấu của mình thì mình mau quên, cái tốt thì nhớ mãi. Cho nên giúp ai việc gì thì nhớ hoài, còn ai giúp mình thì không nhớ. Do đó sinh ra cái bệnh kể công và quên ơn người. Cái ơn lớn nhất là ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà cũng muốn quên nữa. Hằng ngày chúng ta không nghĩ đến chuyện hiếu thảo với cha mẹ, mà cứ dạy con fải có hiểu với mình. Đó là do mình nhớ mình ban ơn cho nó, còn cha mẹ ban ơn cho mình thì mình lại quên. Đây là chuyện thực tế mà bất công, dường như ai cũng dự chút phần trong đó.
Đa số chúng ta vì quên cái tốt và nhớ cái xấu của người, nên thấy ai cũng xấu cả, ai cũng thua mình , nên sanh tâm chán nản. Ngược lại chúng ta luôn nhớ cái xấu và quên cái tốt của mình thì lúc nào cũng thấy có người hơn mình để học hỏi.Có nhiều người nói chuyện đáng thương lắm, họ nói rằng: Ở đời chẳng ai thông cảm cho tôi cả. Trong nhà thì cha mẹ anh chi em không hiểu được tôi, ra ngoài xã hội cũng chẳng thông cảm tôi. Tại sao mọi người không thông cảm mình? Tại mình quá hay, hay tai mình quả dở? Nhìn kỹ lại coi ? tại mình chấp ngã to quá, mở miệng ra thì đề cao mình lên, hạ người xuống, mình cao quá ai mà thông cảm mình nổi! Người mà hay than như vậy là do họ thấy họ hay, không thấy họ dở, thấy không ai hiểu nổi mình, nên cảm thấy bị cô độc. Mà cô độc thì sinh ra chán đời rồi muốn chửi đời. Những người hay chửi đời là cái bệnh đó.
Lỗi tại đâu màh mình bị cô độc như vậy? Chúng ta xét thật kĩ mới thấy lời Phật Tổ dạy hay đáo để, vì chúng ta không nghiềm ngẫm nên quên đi. Bởi vì mọi người ai cũng nghĩ mình là người tốt là người cao thượng, chung quanh mình ai cũng xấu, hoặc xấu nhiều hoặc xấu ít. Do thấy như vậy mà bi quan yếm thế.
Tôi ví dụ cho dễ hiểu:
Có người tới chùa cho Mít giống, họ giới thiệu giống này rất ngon và quí. Tri Viên chùa nhân thấy giống mít đó quí nên khi ươm trồng chăm sóc rất chu đáo. Ngược lại người cho giống mít đó nói giống này dở thì dù ươm trồng Tri Viên cũng bỏ đó. Tại sao Tri Viên trồng giống mít ngon chăm sóc chu đáo mà lại bỏ quên giống mít dở? Vì Tri Viên thấy giống ngon là quí, trồng được trái thì nhiều người ưa thik. Mít giở dù có được trái cũng chẳng mấy ai ưa chuộng.Con người cũng vậy, nếu thấy ai hay tốt làm lợi ích cho đời thì mình quí trọng, còn ai là người dở xấu thì mình khinh họ. Bởi vì mình thấy những người này không làm nên trò trống gì, chỉ có ta thôi nên thấy họ không có ý nghĩa gì đối với mình cả. vì vậy mà sanh ra chán không muốn làm gì cho ai cả, nên sống trong u buồn chứ không vui..
Bây giờ chúng ta muốn sống với mọi người cho vui thì fải làm sao?
Phải nhìn thấy cái dở mà quên cái hay của mình, nếu thấy được vậy thì tự nhiên” cái ta” tự hạ thấp. “Cái ta” mà thấp thì đâu còn cách biệt với ai, ai ai mình cũng có thể sống được. Quí vị kiểm lại coi, có người nào trọn đời giỏi hoàn toàn không? Cẩn thận tối da cũng có lúc lộ ra những cái dở để người ta thấy. Như vậy, nếu kiểm những điều dở từ thủa bé đến bây giờ ghi đấy cuốn sổ một trăm trang. Lỗi mình cộng lại nhiều như thế thì có gì mà phách lối, có gì mà kiêu ngạo? Do vì cái dở mình xóa hết, cái hay thì ghi vào, khi xem lại sổ thấy mình hơn thiên hạ. CHúng ta có 2 cuốn sổ, một cuốn ghi công của mình và một cuốn ghi tội của người. Khi ghi công của mình thì không bỏ sót, và ghi tội của người cũng không bỏ sót, đôi khi còn ghi oan nữa là khác. Bởi vậy khi ngồi lại bàn chuyện đời thì thấy thiên hạ tội thôi là tội, Mình thì công thôi là công. Do đó nên mình khinh mọi người, mình khinh người thì làm sao người thương mình được. Kể cả anh chị em ruột đi nữa mà có vẻ khinh khi nhau đã không thông cảm , huống chi là bạn bè, người xa lạ! Mọi người và mình muốn có chỗ cảm thông nhau thì việc đầu tiên chúng ta phải nhìn lại thấy lỗi và quên cái hay của mình. Thấy mình còn dở nhiều nên gần ai cũng có cái để mình học hỏi, nhờ vậy mà mình dễ cảm thông với mọi người.
Nhiều người nói mới nghe coi như họ tích cực lắm , kỳ thực họ chưa biết tu. HỌ cho rằng mình fải thấy lỗi người để chỉ trích cho họ sửa, nếu không chỉ thì để họ quấy hoài sao? Thoạt nghe thấy như tốt lắm. Nhưng cứ thấy lỗi người hoài thì sanh tự cao ngã mạn, đó là cái bệnh lớn của người tu, đâu fải là người tốt!
Khi yêu ghét không bận lòng thì lúc đó duỗi thẳng chân ngủ một cách thoải mái. Sở dĩ chúng ta nằm xuống không ngủ được vì nhớ người này, buồn người kia, trách người nọ, tâm tư cứ quay cuồng làm sao ngủ cho được. Tổ nói người thật tu thì hết khổ còn người tu giả cứ thấy lỗi người hoài thì khổ hoài. Đâu quí vị kiểm lại coi, có ai đó làm cho quí vị buồn giận , tối quí vị lại ngủ ngon không?
Không. Buồn giận không ngủ ngon. Thương ghét ngủ cũng không ngon. Tu là cốt đem lại sự an ổn cho mình và cho người. Mình bất an thì mọi người cũng bất an lây. THế nên fải buông xả hết, thì mới có thể tiến tới chỗ an vui…, nếu cố chấp mình khổ còn khổ lây người khác. CHúng ta tu thì nhớ đừng mang tâm trạng tìm lỗi người khác mà fải luôn nhìn lại lỗi mình.
Phật dạy người có nhiều đức tính tốt hơn ta đó là bậc thày ta, ta học những cái hay của họ. Người có cái dở hơn ta cũng là bậc thầy của ta, ta cũng học để tránh, THầy hay , chung ta học để bắt chước, thầy dở hoc để tránh. CŨng vậy, khi phát tâm tu, người trợ giúp phương tiện để tiến hay người làm chướng ngại để thử thách cũng đều là thiện tri thức. Cả 2 sẽ giúp ta tiến. không có gì khiến chúng ta fải chê chán cả. CHỉ có chán cái hèn yếu của mình.
Tu lẽ ra những chuyện nghịch ý trái lòng là fải thắng nó, mà thắng không được để cho sân si nổi lên là dở, hãy tự chán mình,vì nói được mà làm không được Hiểu như vậy mới thấy chúng ta tu có tiến được hay không là do đặt cái nhìn đúng hay sai. Nếu ngồi trách người trách cảnh, đó là che lỗi mình, bào chữa cho mình.
Tiếp theo. Lời khen chê. Được khen thì vui, bị chê thì buồn.
Lời khen chê là âm thanh vừa fát ra liền mất, nó không thật mà chấp nó thật. Thứ nữa lời khen chê không nhất định. Chẳng hạn người tửu lượng thấp khen người tửu lượng cao uống mãi mà không say là giỏi là hay, còn người Phật tử giữ năm giới không uống rượu bị chê là người không biết ăn chơi. Nếu qua lời khen đó mà vui, qua lời chê đó mà buồn là điên đảo.VÌ cái không đáng buồn mà buồn, không điển đảo là gì! Cái không đáng khen mà khen, khen để đi tới chỗ chết. Cái khen đó là hại, tại sao lai mừng? Lời khen chê không có giá trị thật mà tưởng lầm là thật đó là điên đảo. Điên đảo mà tự mãn với điên đảo nên rồi cứ đau khổ. Có cái khen cái chê nào là cứu cánh đâu? Nhóm người này khen mình lại có nhóm khác chê mình. KHen chê tùy chỗ tùy thời, tùy theo cái nhìn của mỗi người sai khác. Nó không có lẽ thật mà mình chấp là thật. Đó là sai lầm. Tiếng nói đã không thật, giá trị khen chê cũng không thật, hai cái không thật tưởng là thật , không điên đảo là gì. ? do không biết như thật điên đảo nên mới chậ nhận các pháp, khen thì vui nên giành được khen rồi dẫn tới đấu tranh, bi chê thì buồn nên nổi sân giận sanh đấm đánh lẫn nhau. gây đau khổ cho nhau không có ngày cùng.Ngay nơi cái điên đảo mà thấy đúng như thật, thì không chấp , không tạo thêm tội lỗi, mà fát triển điều hay điều tốt. Chẳng hạn như biết thân này vô thường, giả tạm, tuy biết nó không thật vẫn đem nó ra làm những việc hữu dụng cho đời, sống một ngày làm cho xứng đáng một ngày. Ngày mai còn làm nữa, ngày mốt còn làm nữa, làm hoài cho tới chết mới thôi, không chán. Nếu nghĩ thân này còn mai mất làm chi cho mệt, ngồi chơi uống trà cho khỏe là tai họa.! CÙng một sự việc mà thấy đúng thì cuộc sống có giá trị, đời tươi vui. Nếu thấy không đúng thì gây tai họa lớn không thể lường. Vì vậy, người học Phật chúng ta nương theo cái nhìn của Phật là thấy tất cả điên đảo đúng như thật để không thọ nhận các pháp cho tâm được tịch diệt.
...
Có một người đã nói với tôi về Nhân- Quả như thế này:
"Em gieo gì thì sẽ gặt nấy. Em không thể gieo một hạt lúa mà mong muốn hái được một quả Na. Em không thể không trau dồi kiến thức mà em đòi hỏi em sẽ thành đạt. Em không thể không rèn luyện mà em đòi có thành công và được người khác ghi nhận..
...
Nếu em gieo một hạt lúa, cây lúa đó mọc lên rồi sẽ sinh ra nhiều bông lúa trĩu hạt, sẽ có nhiều hạt lúa sinh ra từ hạt lúa ban đầu em gieo.Em sẽ được nhận lại nhiều hạt lúa so với một hạt ban đầu...
Vậy nếu trong kiếp sống này, em gieo một điều tôt, em sẽ được nhận lại những điều tốt đẹp. Em gieo một điều xấu, em sẽ fải nhận lại vô vàn những điều xấu...
Đó là gieo Nhân nào ta sẽ gặp Quả đấy.."
Tôi có đọc trong một cuốn sách:
" Người muốn thấy đúng lẽ thật không thể thiếu trí tuệ được"
" Người có trí tuệ là người có thái độ dứt khoát, biết điều dở, nhất định không làm, dù cho có ai khuyến khích rủ ren. Còn người bình thường phân tích biết điều đó dở mà khi có ai rủ cũng chạy theo làm, thì người này chưa thực có trí, còn mơ màng nửa tỉnh nửa mê; gặp người tỉnh thì tỉnh theo, gặp người mê thì mê theo. Như vậy, người tu chúng ta fải thực sự tỉnh để tự quyết định việc làm của mình cho chính chắn tốt đẹp.
Về lời nói ngôn ngữ cũng vậy. Có khi nào mình chửi mắng người mà được người thương mến không? Chắc chắn là không. Tất cả quí vị ở đây , có ai muốn cho mọi người ghét mình không? Chắc chắn là không. Chẳng muốn người ghét , thì những lời hung ác chê bai chỉ trích... nên nói hay nên dừng? Nên dừng. Vì những lời nói đó làm cho người nghe khó chịu ,họ sẽ sanh tâm oán ghét người nói. Ở đời nếu bị người oán ghét thì khi mình gặp khổ, họ sẽ chế nhạo hoặc hãm hại thêm. Còn nếu được người thương mến khi hoạn nạn được người cứu giúp an ủi.
Như vậy có ai dại khờ gì mà cứ tạo những cái nhân để cho người oán ghét? Ở thế gian này người ta ghét nhau bởi cái gì nhiều hơn hết? Đa số do cai' miệng. Vậy ngang đây quí vị nhớ tu cái miệng tức là thu khẩu nghiệp. Mỗi khi nói ra là fải lựa lời mà nói,lời lành thì nói, lới dữ thì chừa. Như vậy mới đem an vui lại cho mình cho người. Nếu nói lời dữ thì đau khổ sẽ đên' chứ không tránh khỏi."
"... người trí biết lời nào nên nói thì nói, lời không nên nói thì dừng, điều tốt nên làm thì làm, điều quấy ác có hại thì không nên làm... Con người gặp cảnh khổ hay cảnh vui gốc từ nghiệp lành hay nghiệp dữ mà ra. Nói lành làm lành là nghiệp lành, nói hung dữ làm việc ác là nghiệp ác. Muốn được an vui mà gây nhân ác, đó là mê, thiếu trí tuệ..."
...
Người đó có nói với tôi rằng
" Trong cuộc đời này có 3 thứ khiến con người ta khổ : Tham lam( tham), ghen tức( sân), si mê (si)"
Theo tinh thần đạo Phật tu la` tu ở ba nghiệp: thân nghiệp. khẩu nghiệp và ý nghiệp. Khi chưa biết tu, thân có khi làm lành, có lúc làm dữ, miệng có khi nói lời thiện, có lúc nói lời ác, ý có khi nghĩ tốt có lúc nghĩ xấu. Khi biết tu thì việc lành nên làm, việc dữ nên tránh. Lời thiện thì nói, lời ác thì chừa. Điều tốt thì nghĩ, điều xấu thì đừng. Người biết tu thì thân không làm ác, miệng không nói ác, ý không nghĩ ác. Đó là người hiền.
...Tu là chừa ba nghiệp ác..Tu là thân không làm ác,miệng không nói ác, ý không nghĩ ác...
...Tham sân si là nghiệp chướng của thân miệng ý..."
Tôi có đọc một cuốn sách có một câu chuyện như thế này:
" Có một Phật tử hỏi :
-Thưa thầy con học đạo hiểu đạo, ăn chay trường, tụng kinh niệm Phật. Nhưng không biết tại sao nóng giận con chưa bỏ được, tham lam con bỏ cũng không được, Thấy cái gì đẹp con cũng ham. Xin Thầy chỉ dạy con phương pháp bỏ được Tham , sân, si?
- Theo đạo hữu thì mỗi khi người ta làm trái ý đạo hữu, đạo hữu fải làm sao?
- Thưa, fải nhịn.
- À nhịn lần thứ nhất. Những lần thứ hai họ làm nữa, lần thứ ba họ lại làm nữa thì đạo hữu làm gì? Chắc nói: " Tôi nhịn lần thứ 3 rồi nhé, lần nữa là tôi không nhịn đó!". Phải vậy không ?
Bởi nhịn ở đây là do đè. Vì đè nên quá sức chịu đựng thì bung. Vậy, muốn không giận mà cũng không cần nhịn fải làm sao?- Cần thấy rõ nguồn gốc sanh ra nó.
Sở dĩ chúng ta có tham lam, có sân giận là do chấp ngã, thấy mình quá cao, quá lớn, muốn như thế này , muốn như thế nọ, muốn mà không được thì tức giận.
Ví dụ quí vị ở nhà với quyền làm cha mẹ, mỗi khi con cái làm điều gì trái ý bền nổi giân la rầy. Còn đến cơ quan chính quyền , họ làm trái ý, quí vị có dám giận không?- Không. Tại sao con cái làm trái ý quí vị giận còn chính quyền làm ngược ý quí vị không dám giận?- Tại sợ. Vì đến cơ quan chính quyền , quí vị tự thấy mình thấp hơn họ, nên sợ không dám giận. Còn con cái trong nhà, quí vị thấy nó nhỏ, cái ngã quí vị cao lớn hơn nó nên dễ nóng giận. Rõ ráng bệnh sân giận gốc từ chập ngã mà ra, chấp ngã là do si mê. Như vậy, muốn hết sân giận fải phá trừ bênh chấp ngã, làm cho cái ngã mòn đi., thấp xuống. Đó là then chốt của sự tu hành. Sở dĩ chúng ta chấp ngã là do chúng ta thấy thân mình là thật, nên quí nó, thấy nó cao trọng hơn mọi người, lo vun bồi tô đắp cho nó lớn thêm. Giờ đây quán chiếu thấy nó vô thường, duyên hợp tạm có không thật, thấy như thế niệm chấp ngã liền tan.."
" ...nếu không hơn thua là mình đã nhịn rồi fải không? Nhịn như thế có ngu không? - Không. Chúng ta nhịn mà không đè nén gì hết, thấy thân tạm bợ giả dối nên không hơn thua tranh chấp. Ngày nay mình còn ở đây, ngày mai chắc gì còn, nếu tranh giành hơn thua không chịu lo tu, chết đến sẽ khổ đau. Người bỏ qua những chuyện hơn thua để tu, tu để ngày mai được an vui thanh nhàn, đó là người có trí. Còn những người cứ câu mâu hơn thua làm khổ với nhau, chẳng những khổ trong hiện tại mà khổ cả ngày mai; Người như thế không khôn..."
Nguồn : CC