Hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn game này 1 game hành động phiêu lưu rất hay mà mình đang chơi Chắc các bạn ai cũng bik series TLOTR nên mình ko phải giới thiệu gì thêm nó là con gà đẻ trứng vàng của ngành nghệ thuật thứ 7 và đã dc ea games tấn công sang thị trường game Và đây là game hay nhất của series đó !
Câu chuyện đã tới hồi kết thúc
The Return of the King kể tiếp phần kết cuộc phiêu lưu của nhóm bạn Frodo. Tuy không đi chung một con đường nhưng họ có chung một mục đích là hủy diệt chiếc nhẫn đầy quyền lực của lãnh chúa Sauron và ngăn chặn bước tiến của đạo quân man rợ do Sauron tạo ra.
Game có tổng cộng 14 màn (13 màn chính + 1 màn thưởng), và để tạo cảm giác liên hoàn như trong phim, EA đã cho trò chơi bắt đầu ngay tại cảnh cuối của phần trước đó: trận đánh khủng khiếp tại lâu đài Helm’s Deep trong bộ phim Lords of the Rings:The Two Towers. Sau khi vượt qua được màn này người chơi sẽ đứng trước ngã ba đường: theo Gandalf để tiến về Minas Tirith, bảo vệ thành phố khỏi cuộc tàn sát của quân đoàn Sauron, theo chân Aragorn, Legolas và Gimli để phiêu lưu vào vùng đất của cái chết nhằm tìm kiếm sự trợ giúp của các thế lực siêu nhiên và cuối cùng là đi theo người lùn Hobbit, tức Sam và Frodo, thâm nhập lãnh địa của lãnh chúa Sauron. Mọi con đường mà bạn lựa chọn đều dẫn tới một kết quả cuối cùng: tiêu diệt chiếc nhẫn của Sauron.
Một game hành động đầy thuyết phục
Điều bạn sẽ nhận ngay ra khi mới bắt đầu chơi trò này là nó liên hệ rất chặt chẽ với tập ba của bộ phim này: mọi chuyển cảnh đều sử dụng những đoạn phim thật để lồng ghép, các nhân vật cũng như cốt truyện đều bám sát bộ phim, kể cả việc chia nhánh.
Với mỗi nhánh, người chơi được lựa chọn các nhân vật khác nhau theo ý mình, tuy nhiên ở lần đầu tiên bạn chỉ có thể chọn các nhân vật mặc định (Gandalf, Aragorn, Legolas, Gimli, Sam và Frodo), muốn chơi được các nhân vật khác thì người chơi phải hoàn tất game. Xen kẽ giữa các màn là những đoạn phim ngắn giới thiệu, phỏng vấn các diễn viên chính trong phim cùng vai trò của họ với một số hình ảnh, tư liệu về quá trình thiết kế game, đặc biệt là khi xong game, EA sẽ thưởng cho bạn thêm một màn chơi cũng như “mở thêm” một số đoạn phim giới thiệu khác. Không chỉ
có vậy, trong quá trình chơi chúng ta còn bắt gặp những thước phim thuộc hàng “độc quyền”: EA dưới sự cho phép của hãng New Line Cinema đã lồng vào game một số trường đoạn được trích từ phần kết của The Lord of the Rings: The Return of the King (đồng loạt công chiếu vào ngày 17/12/2003) và tất nhiên không thể thiếu những cảnh của The Two Towers vốn chiếm phần lớn trong game. Tuy nhiên, các cảnh phim này cũng gây phiền hà không ít cho người chơi vì một số cảnh phim khá dài và không thể bỏ qua (lần đầu tiên). Một điểm đầy ấn tượng nữa là sự chuyển tiếp giữa phim và game rất “mịn”, đội ngũ thiết kế game đã khéo léo che giấu “mối hàn” giữa chúng, làm nhiều lúc đã vào game rồi mà người chơi cứ tưởng mình còn đang thưởng thức phim!
LOTR: Return of the King thuộc mô típ game hành động đơn giản thường thấy, người chơi chỉ việc đi từ điểm A tới B và tiêu diệt tất cả kẻ thù trên đường đi (nếu thích) nhưng game thu hút người chơi ở chỗ biết tạo không khí làm người chơi “hòa” vào game mà không gây nhàm chán, một điểm mà một số game khác thiếu sót (như Chaos Legion chẳng hạn). Cây đinh của trò này là những màn đánh nhau vô cùng sướng tay và “y như trong phim”. Cách đánh này khá giống với các game bên hệ console: người chơi chiến đấu trong một trận chiến đầy kẻ thù, sử dụng các kỹ năng riêng, đánh càng nhiều tuyệt chiêu (combo) càng có lợi, và khi đủ điểm lên cấp thì bạn có thể học thêm những tuyệt chiêu mới tùy vào số điểm mà bạn kiếm được. Không chỉ tăng kỹ năng cho bản thân mà người chơi còn có thể tăng cho đồng đội, điều này rất hữu ích vì các màn càng về sau kẻ địch càng đông. (Việc học các “tuyệt chiêu” khá dễ dàng nhờ hình ảnh minh họa sinh động cộng với chỉ dẫn phím đơn giản rất dễ tiếp thu).
Nhìn chung thì các chiêu dùng chuột là tiện lợi nhất vì ai cũng có thể dễ dàng “click, click”, còn những chiêu kết hợp chuột với bàn phím thì ít, khá bất tiện vì hơi khó nhớ và phải kết hợp từ 2 tới 3 phím cùng lúc. Nếu bạn đã xem qua bộ phim LOTR (và tôi chắc là như thế ) hay chưa thì bạn cũng sẽ “hết hồn” trước những đoàn quân đông khủng khiếp của địch; và một khi đã vào cuộc chiến, sự giúp đỡ duy nhất mà bạn có thể trông cậy là các nhân vật máy cùng những vật dụng hỗ trợ như chảo dầu sôi, dàn máy bắn đá, giáo phóng... Hãy để mắt kỹ đến chúng, sẽ không thừa đâu!
Xét về độ khó thì game chỉ “gây khó dễ” ở mục lưu (save) game: chỉ được lưu game ở đầu hoặc khi kết thúc mỗi nhiệm vụ, giữa màn sẽ có những điểm “check point”. Những điểm này cho phép lưu tạm và khi bạn thua thì sẽ tiếp tục chơi lại ở điểm đó, nhưng khi thoát game, chúng sẽ bị xóa và bạn phải đi lại từ đầu màn. Một thử thách khác của game mà người chơi gặp phải là “giết trùm”, tuy nhiên nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy chúng cũng chẳng quá ghê gớm, mỗi con trùm có điểm yếu riêng và nhiệm vụ của người chơi là phải tìm ra để hoàn thành màn chơi.
Đồ họa và âm thanh sự kết hợp tuyệt vời
Đồ họa và âm thanh của trò chơi này không thể chê vào đâu được, đặc biệt là đồ họa. Return of the King đạt điểm rất cao về mặt này. So với các phiên bản tung ra trên hệ console thì đồ họa trên PC chiếm ưu thế vượt trội và sắc nét hơn hẳn, nhất là khi đẩy độ phân giải lên trên 1024 thì “trên cả tuyệt vời”: hình nhân vật trơn tru (theo nhận xétriêng thì nhân vật Sam và Gimli là rất giống với diễn viên người thật, Gandalf thì hơi... mập một tí, các nhân vật còn lại cũng khá giống), cảnh vật sắc cạnh hơn và các hiệu ứng khói lửa thì trông như thật. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bị giật hình ở những màn nhiều nhân vật thì nên giảm độ phân giải vì máy tính của bạn không đủ sức chịu đựng rồi! Nếu giảm xuống độ phân giải 1024 thì bạn tha hồ mà “tung hoành” với game.
Không chỉ “bê” nguyên xi phần nhạc nền từ phim qua và mời các diễn viên trong phim tham gia lồng tiếng cho các nhân vật trong game, đội ngũ thiết kế trò chơi còn nhờ nhóm đóng thế trong Lord of the Rings làm mẫu và tư vấn cho các hành động của nhân vật trong game. Nhờ vậy, tư thế chiến đấu cũng như cử chỉ của các nhân vật trông sống động và uyển chuyển hơn. Âm thanh của trò chơi sẽ rất tuyệt nếu như bạn đừng... chỉnh âm lượng nhỏ xíu!
Và điều đáng tiếc
Phần cuối cùng của game gây được nhiều sự chú ý và cũng là một điểm gây tranh cãi chính là mục chơi Co-op (cộng tác nhiều tay chơi). Với The Two Towers nhiều tay chơi đã yêu cầu phải có phần chơi mạng và qua Return of the King mục này đã được thêm vào. Tuy nhiên nó chỉ dừng lại ở mức... 2 người chơi ngồi chung một máy (tính năng của hệ console) theo kiểu một gamepad + một bàn phím mà không có chơi LAN hay qua mạng Internet (một thế mạnh của PC). Đây thật là một thiếu sót đáng tiếc của trò chơi vì bạn hãy tưởng tượng mà xem, nếu được cùng vài người bạn chí thân tả xung hữu đột trong một “biển Orc” thì còn gì bằng! Quả là đáng tiếc, đáng tiếc thay!
Dù sao thì với một cách chơi được xây dựng và đầu tư kỹ lưỡng cộng với đồ họa đẹp, âm thanh hay và các đoạn phim thuộc hàng “độc quyền” thì The Lord of the Rings: The Return of the King xứng đáng nằm trong bộ sưu tập game hành động hay của bạn. Cuộc phiêu lưu vào thế giới của những chiếc nhẫn ngày một gay cấn và hấp dẫn hơn...
Một số lời khuyên
- Sử dụng các chảo dầu, giáo phóng... khi gặp phải kẻ thù quá nhiều để nhân vật của bạn không bị mất máu nhiều và có thể tiêu diệt đối thủ mau chóng.
- Một số nhân vật có những kỹ năng đặc biệt của riêng mình và nếu dùng đúng hoàn cảnh sẽ tạo ra một lợi thế không nhỏ, chẳng hạn như Sam có kỹ năng tàng hình và khi sử dụng để đối phó với các tên đầu trọc mặc giáp dày thì rất lợi hại vì chỉ một chiêu là hạ gục chúng, trong khi đối đầu trực tiếp sẽ rất nguy hiểm cho Sam. Hãy tìm ra kỹ năng đặc biệt của nhân vật mà bạn đang chơi.
- Mỗi màn đều có những lời khuyên rất có ích và chúng nằm trong mục Mission Tips, bạn nên xem qua mục này để kiểm soát tình thế tốt hơn.
- Với các con Orc mặc giáp dày (kể cả các tên chỉ huy) hoặc có khiên che thì chỉ có cách dùng chiêu Fierce Attack (nhấn chuột phải, tức là hất khiên lên).
- Có rất nhiều tuyệt chiêu trong game nhưng hai chiêu dùng nhiều nhất là Orc Hewer (dùng chuột hoàn toàn) rất hữu ích khi đối mặt với nhiều kẻ thù cùng lúc và Parry chuyên dùng để đỡ đòn (gươm, tên...) nhất là khi cận chiến với các con trùm.
- Một số tuyệt chiêu đặc biệt yêu cầu phải có năng lượng sử dụng (vòng tròn kế cột máu) và cột này chỉ tăng cao khi bạn chiến đấu liên tục.
Minimum System Requirements
System:
700 MHz or faster Intel Pentium III or AMD Athlon processor or equivalent
RAM:
128 MB
Video Memory:
32 MB
Hard Drive Space:
2000 MB
Recommended System Requirements
System:
Intel Pentium IV or AMD Athlon XP processor or equivalent
RAM:
256 MB
Video Memory:
64 MB