Chẳng nghe thấy gì cả
Thầy giáo trẻ hỏi học sinh:
- Ai đã hái trộm táo của trường và còn làm gãy cả cành?
- (Im lặng)
- Thầy cao giọng hỏi đầy vẻ ám chỉ: Nào Peter, em có biết không?
- Thưa thầy, em ngồi ở cuối lớp nên chẳng nghe thấy thầy hỏi gì ạ.
- Em nói thế nào ấy chứ. Thôi được rồi, tôi sẽ có cách kiểm tra. Bây giờ em hãy thử hỏi tôi một câu gì đó, xem tôi có nghe rõ không?
- Vâng ạ, xin thầy hãy nói xem, hôm qua ai đã hôn chị gái em ở dưới gốc cây sồi già?
- Peter, em nói rất đúng. Thầy chẳng nghe thấy em hỏi gì cả.
Văn của học sinh
Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.
Cuối đợt nghiên cứu trường ÐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau:
"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."
Ðọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
+ "la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
+ "la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
"Ðà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
"Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
" Thọ" : nhiều lần (lâu)
Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
“Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần”
"Em hảy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".
"Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghĩ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."
Thương người
AD đi thi nữ sinh thanh lịch. Giám khảo hỏi: Em tự thấy mình có ưu điểm gì?
AD: Dạ, em thấy em có lòng thương người...
Giám khảo: Cụ thể ra sao, em nói nghe coi?
AD: Dạ, cứ bạn nam nào nói thương em, là em thương lại liền hà!
o O o
Ác mộng
Mơ thấy vợ và cá sấu hoa cà...
- Dạo này tôi cứ mơ thấy vợ mình ôm một con cá sấu khổng lồ chực vồ lấy tôi...
- Thật là ác mộng.
- ... Da thì sần sùi, hai mắt lồi ra, miệng toang toác, răng thì lởm chởm...
- Chắc là cá sấu hoa cà đấy!
- Không, tôi chưa tả về con cá sấu!
Cô giáo hỏi một học sinh:
- Em học được ở đâu mà viết lắm lỗi chính tả thế này?
- Thưa cô, cái đó không thể học được vì đó là do năng khiếu ạ.
o O o
Cô giáo hỏi một học sinh lớp 1:
- Em có biết sau chữ "A" là chữ gì không?
- Thưa cô, là tất cả những chữ còn lại ạ.
o O o
Cô giáo vật lý đang nói về Niuton:
- Các em có biết là lực hút của trái đất được phát minh ra như thế nào không? Một hôm, nhà bác học Niuton đang ngồi dưới gốc cây táo thì bị một quả táo rơi trúng vào đầu, và ông đã phát hiện ra lực hút của trái đất.
- Thưa cô, vậy thì chúng em không nên ngồi lâu trong lớp mà phải ra ngoài thật nhiều mới mong phát hiện được điều gì đó ạ.
o O o
Giáo viên môn vật lý hỏi một học sinh:
- Em có biết vận tốc âm thanh là bao nhiêu không?
- Thưa thầy không biết ạ, vì em chưa bao giờ chạy theo âm thanh cả.
Thấy cậu con trai đang học bài "Sự tích bánh chưng, bánh dày", bố bèn hỏi:
- Con trai, con có biết bánh chưng có từ bao giờ không?
- Tính theo mùa thì có từ giáp Tết, tính theo ngày thì có tại hàng quà sáng lúc 5 giờ ạ!
o O o
Cô giáo hỏi trò Tèo:
- Em nghĩ gì khi tuần này đã bị điểm 2 lần thứ ba?
- Thưa cô, em đã hiểu ý nghĩa câu: "Ghét của nào trời trao của ấy".
o O o
Giờ sinh vật, thầy giáo hỏi một em học sinh:
- Trong các loại cây mà bố em trồng, em thấy cây nào cho hiệu quả kinh tế cao nhất?
- Dạ, "cây xăng" ạ!